Khi mua hàng nhập khẩu như bếp từ, bếp điện từ, bếp hồng ngoại, máy hút mùi... nhập khẩu thì thường được nhân viên bán hàng giới thiệu hàng có CO, CQ nhập khẩu? vậy CO, CQ là gì? Tại sao yêu cầu hàng hóa có CO, CQ? nó có tầm quan trọng như thế nào đối với lợi ích của khách hàng. Bếp Việt xin cung cấp các thông tin về CO, CQ để quý khách dễ dàng chọn lựa các sản phẩm phù hợp với gia đình mình.I.CO, CQ, CE LÀ GÌ?
1.CQ: Là viết tắt của cụm từ tiếng Anh certificate of quality: là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của CQ là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá.
- CQ Pass: là qua kiểm định chất lượng đạt chuẩn, bạn có thể thấy giấy dán CQ pass trên một số sản phẩm điện tử hoặc CQ pass đã kiểm tra test sản phẩm của các mẫu bếp từ Nardi.
Quy định CQ chi tiết tại văn bản sau:
– Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006,
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”.
– Nghị định 67/2009/NĐ-CP sửa đổi nghị định 127/2007/NĐ-CP về xuất xứ hàng hóa
Tất cả các vật liệu xây dựng đều phải được kiểm tra xuất xứ, chất lượng trước khi đưa vào công trình để sử dụng.Việc yêu cầu kiểm tra C/O, C/O của loại vật liệu xây dựng nào phụ thuộc vào nội dung đã thoã thuận trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu và hợp đồng thi công đã ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Đơn vị sản xuất chỉ có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa của mình sản xuất, hoặc cấp giấy chứng chỉ xuất xưởng (tức là giấy chứng tỏ hàng hóa này là đợn vị đó sản xuất theo tiêu chuẩn X, vào ngày tháng năm,…, không phải là hàng giả, đơn vị đó chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa đó . Còn giấy CQ phải do cơ quan độc lập có chức năng cấp cho hàng hóa đó.
2.CO: là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh certificate of origin: là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cung cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu cho hàng hóa được xuất khẩu từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
Một mẫu CO nhập khẩu
C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu, thành ra có nhiều loại CO ( miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…). Do đó mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của hai nước nhập và xuất khẩu (nói nôm na là không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).
Về chứng nhận xuất xứ hàng hoá CO cũng như thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá tại các văn bản sau:
– Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá,
– Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 của Bộ thương mại hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá.
3.Bổ sung thêm CE: CE (European Conformity) là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hoá (theo quy định) và được coi như hộ chiếu thương mại vào thị trường EU. Trước hết, CE chú trọng đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ thiên nhiên hơn là đến chất lượng của sản phẩm. CE là bắt buộc đối với các sản phẩm, được quy định tại 25 nước EU thậm chí tại cả các nước Ailen, Liechtenstein và Na Uy.
II.TẠI SAO YÊU CẦU HÀNG HÓA CÓ CO, CQ
Bởi vì nếu mua một sản phẩm có xuất xứ châu Âu thì đây là các giấy tờ để chứng minh điều đó. CO, CQ giúp bạn chứng nhận được nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng (liên minh EU, châu Âu) của một sản phẩm nhập khẩu.
Đối với các mặt hàng sản xuất trong nước hoặc một số hãng có tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) là hàng đảm bảo chất lượng.
Tiêu chuẩn cơ sở là gì: là tiêu chuẩn do nhà sản xuất đặt ra đảm bảo 2 yêu cầu:
Đảm bảo hàng hóa rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đảm bảo hàng hóa có tiêu chuẩn vượt mức quy chuẩn chung. Các hệ thống kiểm định nhà nước sử dụng quy chuẩn còn trong kinh doanh sẽ dùng tiêu chuẩn vì vậy nếu sản phẩm đạt TCCS có nghĩa là sản phẩm đã vượt chuẩn rồi.
Các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc thường không có giấy từ chứng nhận nhập khẩu(kể cả nhập từ Trung Quốc) nên khi mua hàng bạn có thể cân nhắc hỏi họ xem nguồn gốc sản phẩm hoặc lên các trang web của những siêu thị điện máy lớn họ ghi thông tin ở đâu thì sản phẩm ở đó.
III. CO, CQ CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?
Theo tìm hiểu khách hàng và cá nhân tôi thấy thì CO, CQ chỉ là một phần đánh giá chất lượng sản phẩm. Nếu các bạn thấy như Bosch, Fagor, Teka, Cata... đều có nhà máy ở Trung Quốc. Không để ý tới bếp, các sản phẩm điện thoại như Iphone, Samsung, Intell..nổi tiếng đều có nhà máy Trung Quốc nhưng chất lượng hàng hóa thế nào? vậy nên Tiêu chuẩn chất lượng của hãng mới là quan trọng.
IV.QUÉT MÃ VẠCH ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC XUẤT XỨ
Các sản phẩm chính hãng sẽ có mã vạch cho từng sản phẩm, bạn có thể check để biết đó là hàng chính hãng bằng các phần mềm chuyên dụng. Tuy nhiên chúng tôi nhắc đi nhắc lại với quý khách là rất nhiều sản phẩm bạn không thể quét ra do không được đăng kí với công ty quản lý phần mềm hoặc sản phẩm đó có mã vạch nhưng là mã nội bộ để kiểm kê sản phẩm.
V.KẾT LUẬN
Một sản phẩm tốt thì các giấy tờ liên quan đầy đủ sẽ là yếu tố khá quan trọng. Nhưng không vì các giấy tờ này mà khẳng định được chất lượng của một sản phẩm. Bạn nên tới các siêu thị, đại lý cung cấp hàng chính hãng, uy tín với nhiều năm kinh nghiệm để chọn lựa cho mình mẫu sản phẩm tốt nhất.
>>> Xem ngay các mẫu bếp từ chính hãng, cao cấp tại Bếp Việt để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và là người tiêu dùng thông thái.
Theo Văn Vũ (bepviet.vn)
Các đơn vị sao chép nội dung vui lòng trích dẫn nguồn. Trân trọng cảm ơn!